Mìn phát nổ trong lúc rà phá ở Campuchia, 2 người chết
Ngày 7.3, Công an TP.HCM đang củng cố hồ sơ, xử lý 2 nhóm thanh niên "hỗn chiến" gây náo loạn trên đường Ung Văn Khiêm.Trước đó, khoảng 19 giờ 30 ngày 2.3, một nhóm 5 thanh niên chở nhau trên 3 xe máy chạy trên đường Ung Văn Khiêm (P.25, Q.Bình Thạnh). Trên đường đi, nhóm này được cho là chọc ghẹo 2 thanh niên khác. Bực tức, 2 thanh niên đuổi theo, chặn đầu xe và lao vào đánh nhau với nhóm 5 thanh niên. Trong lúc đánh nhau, nhóm 2 thanh niên thất thế, bị nhóm 5 thanh niên dùng ghế (của quán ăn bên đường) liên tục đập vào người.Vụ "hỗn chiến" làm một số người bị thương nhẹ và một số tài sản bị hư hỏng, nhiều người đi đường khiếp vía, giao thông qua khu vực bị ảnh hưởng.Nhận tin báo, Công an P.25 nhanh chóng có mặt đưa nhóm này về trụ sở lấy lời khai, trích xuất camera an ninh để làm rõ.Công an xác định nhóm 5 thanh niên gồm: L.H.A.Q, V.H.N, N.T.P, L.T.N và N.H.G.N (cùng 17 tuổi); còn nhóm 2 thanh niên là N.Q.T và N.N.G.B (cùng 16 tuổi). Đại diện UBND P.25 cho hay, vụ việc tác động xấu đến tình hình an ninh trật tự, gây dư luận xấu. Hành động của nhóm thanh niên có dấu hiệu của tội gây rối trật tự công cộng.Sau đó, Công an P.25 đã lập hồ sơ, bàn giao 7 người cho Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.HCM tiếp tục điều tra, làm rõ, xử lý theo quy định.Mặt đường gồ ghề, đi lại nguy hiểm
Theo nghị quyết của HĐND tỉnh Bình Dương về thành lập Sở Xây dựng (trên cơ sở hợp nhất Sở GTVT và Sở Xây dựng), sau đó UBND tỉnh đã quyết điều động, bổ nhiệm Ban giám đốc Sở Xây dựng gồm 8 người.Cụ thể, bổ nhiệm ông Huỳnh Anh Minh (Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở GT-VT) làm giám đốc Sở Xây dựng Bình Dương. Ngoài ra, còn 7 phó giám đốc, gồm: ông Huỳnh Phạm Tuấn Anh, ông Bồ Kỹ Thuật, ông Nguyễn Vĩnh Toàn, ông Trần Sĩ Nam (cùng là Phó giám đốc Sở Xây dựng cũ); ông Nguyễn Hữu Tuấn; ông Nguyễn Chí Hiếu và ông Nguyễn Thanh Thuận (cùng là Phó giám đốc Sở GT-VT cũ).Thành lập Sở Nông nghiệp và Môi trường (hợp nhất Sở NN-PTNT với Sở TN-MT), UBND tỉnh Bình Dương điều động, bổ nhiệm ban giám đốc sở này gồm 7 người.Cụ thể, ông Phạm Văn Bông (Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở NN-PTNT) được điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường. Các phó giám đốc gồm: ông Hồ Trúc Thanh, ông Lê Thanh Tâm và ông Võ Thành Giàu (cùng là Phó giám đốc Sở NN-PTNT); bà Nguyễn Thị Ngọc Thúy, ông Phạm Xuân Ngọc và bà Nguyễn Thị Bích Thủy (cùng là Phó giám đốc Sở TN-MT).Sở Tôn giáo và Dân tộc mới thành lập (trên cơ sở tổ chức lại Ban Tôn giáo và tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về dân tộc từ Văn phòng UBND tỉnh). Ban giám đốc gồm có 3 người.Cụ thể, ông Trịnh Đức Tài (Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở LĐ-TB-XH) được điều động, bổ nhiệm làm Giám đốc Sở Tôn giáo và Dân tộc. Các phó giám đốc gồm: ông Thái Trần Quốc Bảo (cán bộ Ban Tổ chức Tỉnh ủy, nguyên Phó bí thư Đảng ủy Khối doanh nghiệp tỉnh) và ông Nguyễn Khánh Toàn (cán bộ Ban Tổ chức Tỉnh ủy, nguyên Phó bí thư Đảng ủy Khối doanh nghiệp tỉnh Bình Dương).Các sở còn lại gồm Sở Tài chính Bình Dương có 1 giám đốc và 6 phó giám đốc; Sở Nội vụ gồm 1 giám đốc và 4 phó giám đốc; Sở KH-CN có 1 giám đốc và 3 phó giám đốc.
Tài xế 'liều chết', lái ô tô chạy ngược chiều cao tốc trong đêm
Giáo viên Lâm Vũ Công Chính, Trường THPT Nguyễn Du (Q.10, TP.HCM), cho rằng đề xuất điều chỉnh thời gian tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 sớm hơn là chưa hợp lý với năm học này. Theo ông Chính, từ đầu năm học 2024-2025 Bộ GD-ĐT đã công bố kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 dự kiến sẽ diễn ra trong 2 ngày 26 và 27.6. Do đó sự thay đổi khi mà kỳ thi chỉ còn 2 tháng nữa là kết thúc sẽ làm xáo trộn tâm lý của học sinh và kế hoạch giảng dạy của thầy cô phải rút ngắn hơn so với dự kiến. Tuy nhiên, ông Chính nói, phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT trong tháng 6, ngay sau khi kết thúc năm học là hợp lý nhưng nên áp dụng vào năm học sau. Trước lý giải đề xuất điều chỉnh thời gian tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 trong bối cảnh cả nước đang thực hiện sắp xếp, sáp nhập tỉnh, thành phố, giáo viên này cho rằng không đúng quan điểm. Việc sắp xếp lại bộ máy hành chính tinh gọn để hiệu quả hơn mà nay các sở GD-ĐT lại đề xuất thi sớm để giữ "ê kip cũ" vì lo ngại vấn đề "kỳ thi an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế" có chăng gây hoang mang cho toàn ngành và xã hội. "Tôi cho rằng mọi điều chỉnh, thay đổi thì cần có kế hoạch ngay từ đầu năm học chứ không nên 'đào kênh rẽ nước' làm ảnh hưởng đến hàng triệu thí sinh trên cả nước trước kỳ thi quan trọng mang tính quốc gia", giáo viên Trường THPT Nguyễn Du bày tỏ quan điểm...Trong khi đó, giáo viên Phan Thế Hoài, dạy ngữ văn ở Q.Bình Tân (TP.HCM) cho hay ủng hộ đề xuất của TP.HCM và một số tỉnh về việc thi tốt nghiệp THPT vào đầu tháng 6. Bởi vì, thầy và trò đã quen với các dạng đề thi minh họa, tham khảo do Bộ GD-ĐT cung cấp từ năm 2023, 2024. Cùng với đó, nếu kỳ thi này được tổ chức sớm thì giáo viên sẽ có thêm thời gian nghỉ hè.Bên cạnh đó, thầy Hoài cũng nói, theo Thông tư 29, học sinh được học thêm ở trường 2 tiết/môn/tuần thì việc ôn tập kéo dài cũng không có mấy hiệu quả. Tốt nhất là học sinh vừa học vừa tự ôn tập theo hướng dẫn của giáo viên theo yêu cầu cần đạt của chương trình là có thể làm bài tốt.Cũng vẫn là những tranh luận trước việc nên hay không nên đẩy thời gian thi tốt nghiệp THPT lên sớm hơn so với dự kiến, một giáo viên lịch sử tại Q.Bình Tân (TP.HCM) nói rằng: "Đã học thì phải tự giác và có ý thức ngay từ năm lớp 10. Không để chờ đến cuối tháng 6 mới thi mới học. Nhiều học sinh đến lớp ôn tập nhưng không học. Thi sớm để các em có ý thức học tập hơn".Tuy nhiên, giáo viên Nguyễn Thành Nhân (Q.7, TP.HCM) cho rằng nếu tổ chức thi sớm để học sinh có ý thức hơn là chưa thực sự hợp lý, bởi ý thức học tập không chỉ phụ thuộc vào thời gian tổ chức kỳ thi mà còn do cách giáo dục và định hướng từ trước. Học sinh lớp 12 đang theo chương trình mới từ lớp 10, phải đối mặt với lượng kiến thức lớn và sự thay đổi giữa sách cũ – mới, nếu đột ngột thi sớm hơn sẽ khiến các em không đủ thời gian ôn tập, gây áp lực và ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả. Không thể đánh đồng tất cả học sinh với một số ít bạn không tập trung trong giờ ôn tập để thay đổi thời gian sớm hơn.Từ đó, giáo viên này cho rằng: "Học sinh cần thời gian ôn luyện, nâng cao... Chưa kể cấu trúc đề thi mới khác hơn mấy năm về trước, các em thật sự rất cần thời gian để ôn thi tốt nghiệp THPT, nhất là giai đoạn này".Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.Nên thi sớmGiữ nguyên lịch thi dự kiếnÝ kiến khác
"Các em đá căng cứng, không thoải mái" – đó là nhận xét của HLV Thái Bình Thuận về áp lực tâm lý mà các cầu thủ của ông mang theo khi bước vào trận đấu với Trường ĐH Trà Vinh. Dù đã ghi ba bàn thắng và chỉ để thủng lưới một lần, vị thuyền trưởng vẫn cho rằng đội cần cải thiện tâm lý thi đấu."Mục tiêu quan trọng nhất của ban huấn luyện là giúp các em giải tỏa áp lực và chơi bóng tự tin hơn. Chúng tôi quyết tâm không để thua ở trận tiếp theo" – HLV Bình Thuận khẳng định. Đội Trường ĐH Trà Vinh và tân binh Trường ĐH Quy Nhơn có màn so tài hấp dẫn, ở trận đấu thuộc lượt thứ 2 của bảng A, giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam - 2025 cúp THACO, diễn ra vào chiều 4.3. Chung cuộc, đội Trường ĐH Quy Nhơn giành 3 điểm khi thắng 3-1.
GAM eSports: Là công ty game cũng phải có thưởng Tết
Anh Lê Trường Vũ, huấn luyện viên dạy trượt patin tại Q.Gò Vấp (TP.HCM), kể: "Tôi mua xe cũ ủy quyền đã khá lâu rồi, đến nay kiểm tra cập nhật trên ứng dụng thì mới phát hiện ra bị phạt nguội. Tôi liên hệ lại chủ cũ thì họ không hợp tác giải quyết, giờ sắp đến thời hạn đăng kiểm không biết làm sao?". Cùng cảnh ngộ, anh P.T.H, một hướng dẫn viên đang làm việc tại TP.HCM, chia sẻ câu chuyện của bản thân: "Trước đây, tôi cũng mua lại xe của một chủ khác mang biển số Đà Nẵng. Tôi sơ ý không kiểm tra lỗi phạt nguội, sau này mới phát hiện ra bị dính 5 lỗi và phải tự đi đóng".Nhiều người khi biết câu chuyện này đã tỏ ra bức xúc. Anh Nguyễn Nghiệp, quản trị viên một diễn đàn chuyên hỏi đáp về phạt nguội, cho biết: "Những xe mua bán ủy quyền có ghi rõ ngày mua bán, nên chủ xe cũ phải có trách nhiệm xử lý chứ không nên đùn đẩy cho người mua sau. Theo tôi, trong trường hợp này, người mua (chưa sang tên) cần tỏ thái độ dứt khoát, có thể tìm mua xe khác chứ không cần phải mua chiếc xe đó".Đối với những trường hợp trên, một lãnh đạo trung tâm đăng kiểm tại TP.Thủ Đức (TP.HCM) chia sẻ: "Có nhiều trường hợp tra cứu trên hệ thống của Cục Đăng kiểm thì không thấy lỗi, nhưng trên hệ thống của Cục CSGT thì lại có, cho nên nhiều trường hợp người mua lại ô tô của chủ trước thường chỉ để ý thời hạn đăng kiểm mà không kiểm tra lỗi phạt nguội. Do đó hiện nay, các chủ xe khi mua lại cần tra cứu kỹ và có thể nhờ trung tâm đăng kiểm "check" giùm để chính xác hơn". Chiều 24.2, khi chúng tôi thực hiện một cuộc khảo sát tra cứu phạt nguội nhỏ tại khu vực bãi đậu xe trên địa bàn Q.Bình Thạnh (TP.HCM), khá nhiều xe dính lỗi phạt nguội, trong đó cá biệt có trường hợp xe mang biển số 30H 481.xx bị phạt nguội đến 5 lỗi do cùng hành vi đỗ xe nơi có biển "cấm đỗ" lặp lại liên tục và bị phạt nguội từ năm 2022. Người điều khiển chiếc xe này cho biết, anh chỉ là tài xế và những lỗi này do ai gây ra không rõ vì đã qua nhiều năm. Chủ xe cũng đã biết những thông báo phạt nguội này nhưng vì hạn đăng kiểm còn đến cuối năm 2026 nên chưa thực hiện xử lý đóng phạt. Trên nhiều diễn đàn, các tài xế đều rất lo lắng vì những hành vi vô tình vi phạm có thể lọt vào ống kính camera phạt nguội của CSGT. Anh Phạm Kiên, làm nghề tài xế tự do tại Thái Nguyên, thắc mắc: "Đa phần tài xế hiện nay đều sử dụng điện thoại trong lúc lái xe vì tích hợp nhiều tính năng định vị, hay tìm đường. Còn đối với việc thắt dây an toàn thì thật ra tôi không cố ý, nhưng đôi lúc hay quên. Những lỗi này đều tăng mức phạt theo Nghị định 168, nhưng không biết có bị camera ghi hình và phạt nguội hay không?". Anh Cao Minh Cường, nhân viên lái xe của một công ty giao nhận tại TP.HCM cũng băn khoăn: "Trong quá trình vận chuyển tôi không thể không sử dụng điện thoại được, vừa khách hàng gọi, vừa quản lý gọi, như vậy liệu rằng tôi có bị camera ghi hình phạt nguội không?".Chủ đề này cũng thu hút khá nhiều ý kiến bình luận của các diễn đàn. Theo đa số góp ý, việc sử dụng điện thoại khi lái xe là hành vi nguy hiểm, dễ dẫn đến tai nạn khi tham gia giao thông. Còn đối với việc thắt dây an toàn trên ô tô sẽ bảo vệ hành khách an toàn hơn trong trường hợp xảy ra va chạm. Do đó, quy định bắt buộc thắt dây an toàn là điều mà người ngồi trên xe cần tuân thủ nhằm đảm bảo an toàn cho chính mình. Theo quy định, người ngồi trên xe ô tô phải thắt dây an toàn ở mọi vị trí mà xe được trang bị dây an toàn nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình di chuyển. Bất cứ vị trí nào trên ô tô được trang bị dây an toàn mà lái xe hoặc hành khách không thắt đều bị phạt.Một lãnh đạo đội CSGT TP.HCM cho biết: Căn cứ khoản 3, điều 6 Nghị định số 168/2024/NĐ-CP, người điều khiển xe và người được chở trên xe không thắt dây an toàn (tại vị trí có trang bị dây an toàn) khi xe đang chạy sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng. So với Nghị định 100/2019/NĐ-CP, mức phạt đối với hành vi không thắt dây an toàn đã được điều chỉnh tăng. Trước đây, phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với người được chở trên xe không thắt dây an toàn, còn hiện tại đều chung mức phạt từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Theo quy định, bất cứ vị trí nào trên ô tô được trang bị dây an toàn mà lái xe hoặc hành khách không thắt đều bị phạt.Đối với lỗi sử dụng điện thoại khi lái xe, Nghị định số 168/2024/NĐ-CP của Chính phủ cũng đã tăng mức xử phạt vi phạm giao thông với lỗi sử dụng điện thoại khi lái xe. Cụ thể, theo điểm h, khoản 5 và điểm b khoản 10 điều 6 Nghị định 168/2024/NĐ-CP, phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển ô tô sử dụng điện thoại. Đồng thời, người điều khiển xe ô tô vi phạm sẽ bị trừ 4 điểm giấy phép lái xe.Trong trường hợp người lái ô tô sử dụng điện thoại gây tai nạn giao thông, mức phạt sẽ từ 20.000.000 đồng đến 22.000.000 đồng. Người điều khiển ô tô dùng điện thoại gây tai nạn còn bị trừ 10 điểm giấy phép lái xe. Trước đây, lỗi sử dụng điện thoại khi lái ô tô bị phạt từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.Theo thống kê, các lỗi bị phạt nguội nhiều nhất đối với người điều khiển ô tô, xe máy trong thời gian qua là lỗi vượt quá tốc độ quy định. Việc không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông cũng là một trong các lỗi phạt nguội phổ biến khiến nhiều tài xế ô tô bị xử phạt. Bên cạnh đó là các lỗi đi không đúng làn đường quy định; dừng đỗ xe không đúng nơi quy định... Những lỗi như không thắt dây an toàn, sử dụng điện thoại khi lái xe... chiếm tỷ lệ thấp hơn.